Chúng ta đang sống giữa cuộc khủng hoảng COVID-19 (coronavirus) đang diễn ra. Do đó, hầu hết mọi người đều tập trung vào mối đe dọa về thể chất chưa từng có như nguy cơ nhiễm bệnh, đối phó với bệnh tật và thậm chí tử vong.
Nhưng có một rủi ro thứ hai, lâu dài hơn, mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt không kém phần đe dọa đến hạnh phúc của chúng ta, đó là sức khỏe tinh thần bị giảm sút trầm trọng do cảm xúc từ cuộc khủng hoảng toàn cầu này. Những ám ảnh này có thể ở lại với chúng ta trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ.
Đối với một số người, nó có thể biểu hiện dưới dạng lo lắng, trầm cảm, ám ảnh. Nếu không có hành động ngăn chặn, chúng ta có nguy cơ làm suy giảm đáng kể tinh thần kiên cường khi đối mặt với những thách thức của cuộc sống hiện tại và trong nhiều năm tới.
Làm thế nào bạn có thể xây dựng khả năng phục hồi tinh thần và cảm xúc trong cuộc khủng hoảng vì đại dịch này?
Dưới đây là 5 kỹ thuật, có thể dùng để nhắc nhở về tầm quan trọng của việc xây dựng thể lực tinh thần và cảm xúc.
1. Định hình lại giá trị của việc tự chăm sóc bản thân.
Bước đầu tiên là thay đổi cách chúng ta nghĩ về việc quan tâm đến bản thân. Trong thời đại văn hóa làm việc ưu tiên năng suất và kết quả, chúng ta dần quen với việc coi trọng chăm sóc bản thân là một thứ xa xỉ, chỉ đơn thuần là tốt hơn khi có được thói quen này.
Tuy nhiên, trong thời điểm đại dịch này, quan tâm đến bản thân không chỉ là điều bạn làm để cảm thấy tuyệt vời hơn mà đó là điều bắt buộc - một biện pháp phòng ngừa cần thiết để giúp ích cho sức khỏe tâm lý lâu dài của bạn.
2. Xây dựng thời gian để tự chăm sóc bản thân mỗi ngày.
Những thói quen cũ của chúng ta đã bị phá vỡ bởi việc đóng cửa văn phòng, đóng cửa trường học,... chúng ta hiếm khi rời khỏi nhà của mình. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là tạo ra một thói quen mới. Dành thời gian cho các việc chăm sóc bản thân như tập thể dục, thiền, ăn uống lành mạnh và kết nối với bạn bè và gia đình.
Trên thực tế, chúng tôi khuyên bạn nên đưa các phương pháp này vào lịch cố định của mình để chúng không bị gạt sang một bên bởi các ưu tiên khác.
3. Ngủ
Đây có vẻ được coi là một hoạt động hiển nhiên trong ngày. Nhưng giấc ngủ đóng vai trò trung tâm trong việc nuôi dưỡng khả năng phục hồi.
Nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ là thời gian não bộ xử lý những cảm xúc khó khăn và loại bỏ những độc tố có hại. Nếu không có nó, chúng ta sẽ dễ tăng cường tất cả sự lo lắng, sợ hãi mà chúng ta có thể gặp phải. Đi ngủ đúng và đủ giúp chúng ta có cơ hội tốt hơn để ứng phó một cách khéo léo với những thời điểm thử thách này. Nên ngủ đủ 7~9 giờ mỗi đêm để nạp năng lượng.
4. Quản lý mức sử dụng thiết bị số của bạn.
Nhiều người trong chúng ta từng lo lắng về “thời gian sử dụng thiết bị”. Tuy nhiên, bây giờ hầu như tất cả thời gian của chúng ta chỉ bao gồm “thời gian sử dụng thiết bị”. Vì vậy, điều quan trọng bây giờ là phải có chủ đích về việc tiêu thụ thông tin kỹ thuật số của mình.
Khi bạn thiết lập một giờ gặp mặt qua Zoom, bạn nên đặt câu hỏi: 'điều này có ý nghĩa không? Điều này sẽ tạo ra kết nối sâu hơn?'. Khi bạn bật TV hoặc lấy điện thoại để xem tin tức, bạn nên hỏi: 'Điều gì khiến tôi phải làm điều này? Tôi cần tiêu thụ bao nhiêu tin tức để được thông báo mà không bị ảnh hưởng tâm lý?'
5. Trau dồi tinh thần nhân ái.
Tất cả những hành động tử tế phi thường xảy ra khi thời gian khó khăn. Tuy nhiên, thử thách trong những thời điểm như thế này, khi chúng ta căng thẳng, quá tải hoặc lo lắng, là phải nhớ đối xử tốt với tất cả.
Để làm được điều này, bạn biến lòng tốt thành thói quen hàng ngày. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện một hành động tử tế ngẫu nhiên, cho gia đình bạn, cho hàng xóm của bạn hoặc cho thành phố, mỗi ngày. Hành động tử tế không chỉ mang lại lợi ích cho thế giới, mà còn mang lại điều mà các nhà khoa học thần kinh gọi là “The helper’s high.” - Cấp cao của người trợ giúp. Nó bao gồm những cảm xúc tích cực sau khi phục vụ người khác một cách quên mình. Sức khỏe tốt hơn và tuổi thọ tăng lên có liên quan đến trạng thái tâm lý này. Sự hào phóng, vị tha và giúp chúng ta có khả năng đương đầu với những thách thức mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày.
Những bước đơn giản này được thiết kế để giúp bạn trở nên kiên cường hơn bây giờ và để xây dựng thói quen kiên cường cho tương lai. Về lâu dài, những thách thức mà chúng ta phải đối mặt có thể sẽ ít liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe thể chất của chúng ta mà liên quan nhiều hơn đến việc xử lý và quản lý cảm xúc khi phải trải qua một cuộc khủng hoảng toàn cầu đau thương.
Đầu tư ngay bây giờ vào các phương pháp phòng ngừa này là chìa khóa để đối phó với cuộc khủng hoảng tiếp theo với tư duy kiên cường.
Nguồn: Thriveglobal
Comments