Con người ai cũng muốn được người khác lắng nghe và tôn trọng. Nhưng vấn đề là chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người thích nghe mình nói hơn là nghe người khác nói.
Để khiến người khác thật sự lắng nghe bạn hãy áp dụng ngay 7 kỹ thuật sau:
1. Ngừng nói chuyện phiếm 'vô thưởng vô phạt'
Bạn đã bao giờ tính đến khả năng mọi người không lắng nghe bạn vì bạn luôn nói khắp mọi nơi, nói đủ chuyện trên trời dưới đất? Bạn biết không, những người ít nói thường được người khác lắng nghe nhiều hơn. Những câu chuyện phiếm thường mang lại ít giá trị cho người nghe, vậy tại sao họ phải tốn thời gian để nghe những câu chuyện không mang lại giá trị cho họ?
Người dẫn chương trình radio NPR Marty Nemko tin rằng anh ấy phát triển một chiến lược đơn giản là KHI NÀO NÊN NGỪNG NÓI hay gọi là CHIẾN LƯỢC ĐÈN GIAO THÔNG và nó sử dụng các màu xanh lá cây, vàng và đỏ để kiềm soát sự trò chuyện.
20 giây đầu tiên của bài phát biểu được gọi là thời kỳ đèn xanh. “Người nghe của bạn ấn tượng với câu chuyện, miễn là câu nói của bạn có liên quan đến nội dung trò chuyện và có hy vọng mang lại lợi ích cho đối phương” Nemko nói.
20 giây tiếp theo được gọi là chu kỳ đèn vàng. “Thời điểm có nguy cơ người kia bắt đầu mất hứng thú hoặc nghĩ rằng bạn nói dài dòng.”
Sau mốc 40 giây đầu tiên, bạn đến thời gian bật đèn đỏ. “Đúng vậy, thỉnh thoảng bạn muốn vượt đèn đỏ và tiếp tục nói chuyện, nhưng khôn ngoan thì bạn nên dừng lại nếu không bạn sẽ gặp nguy hiểm.”
Dù bạn sử dụng chiến lược nào, điều quan trọng là bạn phải ngừng nói chuyện vô tâm. Nếu không, bạn sẽ giống như một cậu bé khóc sói và sẽ không ai muốn làm gì với bạn khi bạn thực sự có điều gì đó quan trọng để nói.
2. Hiểu cách lắng nghe người khác
Bạn cần hiểu sự lắng nghe thực sự sẽ như thế nào trước khi bạn có thể mong đợi người khác lắng nghe mình. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là im lặng trong khi người khác nói. Đó là im lặng, nhìn thẳng vào mắt người nói và xử lý những thông tin họ đang nói. Sau đó, vào thời điểm thích hợp, bạn trả lời hoặc xen vào.
Khi phản hồi hoặc xen vào, đừng kể một câu chuyện liên quan đến những gì họ đang nói chỉ vì bạn cảm thấy cần thêm điều gì đó vào cuộc trò chuyện. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi cho họ để thể hiện rằng bạn nghe và tiếp nhận những gì họ nói. Thông báo cho họ khi bạn đồng ý hay không đồng ý với điều gì đó. Đây là cách bạn chủ động lắng nghe.
3. Loại bỏ phiền nhiễu khỏi môi trường
Nếu bạn nhận thấy rằng mọi người thường không lắng nghe bạn, có thể bạn đang cố gắng tranh giành sự chú ý và đang mất dần sự chú ý. Nếu bạn là cha mẹ, đây là điều mà bạn đã quá quen thuộc. Bắt trẻ em lắng nghe khi chúng đang chăm chú xem điện thoại hay ipad là điều không thể.
Mặc dù đối tượng giao tiếp của bạn có thể không phải là trẻ em, nhưng những xu hướng cơ bản này vẫn có. Nếu bạn đang cố gắng nói với đồng nghiệp của mình về điều gì đó khi họ đang tập trung viết email thì họ không thể lắng nghe những gì bạn nói. Lịch sự hỏi họ xem bạn có nên quay lại vào lúc khác không. Điều này thường sẽ thu hút sự chú ý của họ.
4. Viết những điều quan trọng
Giả sử bạn có cơ hội trình bày nhanh năm phút trong cuộc họp với bạn giám đốc của công ty. Bạn phát triển những gì bạn tin là rõ ràng và súc tích. Nhưng sau khi thuyết trình, bạn nhận thấy mọi người đặt câu hỏi cho bạn về những điều bạn vừa nói. Có thể họ không nghe những gì bạn đã nói?
Mặc dù có thể một số người họ thực sự lắng nghe, nhưng thực tế là hầu hết mọi người chỉ nhớ 25% những thứ họ nghe. Điều này có nghĩa là thậm chí chỉ vài phút sau, mọi người sẽ quên một số điều bạn nói. Trong tình huống như thế này, bạn có thể giúp đối phương ghi nhớ bằng cách viết những điều quan trọng. Khi mọi người có thể đọc và nghe bạn nói đồng thời, việc tiếp thu các ý tưởng sẽ tốt hơn.
5. Xem ngôn ngữ cơ thể của bạn
Phần lớn giao tiếp là phi ngôn ngữ. Nếu bạn chỉ nghĩ về lời nói của mình khi nói với người khác, mà bỏ qua tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể và cách bạn thể hiện bản thân cho người nghe của bạn là điều không nên trong giao tiếp.
Theo nhà tâm lý học xã hội Amy Neuzil trong TED, cô chỉ ra rằng đứng ở tư thế quyền lực cao trong hai phút khiến bạn cảm thấy tự tin hơn, nâng cao mức testosterone và thúc đẩy giải phóng cortisol (giúp hạn chế căng thẳng). Khi bạn tự tin hơn dễ thu hút mọi người một cách tự nhiên và thúc đẩy họ lắng nghe.
7. Xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh bạn
Các chủ doanh nghiệp và CEO được yêu thích nhất trên thế giới là những người có mối quan hệ cá nhân tốt với nhân viên của họ. Vì họ đã dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình nên mọi người lắng nghe họ. Họ đã giành được sự tín nhiệm. (Điều này gắn chặt với hiện tượng tâm lý được gọi là hiệu ứng phơi sáng đơn thuần.)
Mặc dù bạn có thể không phải là chủ doanh nghiệp hoặc CEO, bạn có thể áp dụng một số bài học tương tự. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe bạn và tôn trọng ý kiến của bạn, hãy nỗ lực xây dựng các mối quan hệ. Mọi người có nhiều khả năng dành thời gian để lắng nghe nếu họ tôn trọng bạn ở mức độ cá nhân.
Bạn xứng đáng được lắng nghe
Là một con người, bạn xứng đáng có quyền được lắng nghe. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ được lắng nghe. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe ý kiến của bạn và tôn trọng ý kiến của bạn ở nơi làm việc, bạn phải kiên trì vì chính mình. Mọi người có lắng nghe bạn hay không phần lớn phụ thuộc vào cách bạn làm chủ bản thân.
Theo John Rampton -
Top 50 Người có ảnh hưởng trực tuyến trên Thế giới
do Tạp chí Doanh nhân bình chọn
Comments