Bạn là người nhìn thấy ly nước nửa cạn hay nửa đầy? Các nghiên cứu đã chứng minh rằng cả hai cách tư duy trên đều có thể tác động đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của bạn.
Theo một nghiên cứu gần đây khi theo dõi 70.000 phụ nữ (từ năm 2004 đến năm 2012) đã phát hiện ra rằng những người lạc quan có nguy cơ tử vong thấp hơn đáng kể so với người tư duy tiêu cực, nguyên nhân dẫn tới tử vong bao gồm:
Bệnh tim
Đột quỵ
Ung thư, bao gồm vú, buồng trứng, phổi và trực tràng ung thư
Các bệnh nhiễm trùng
Bệnh về đường hô hấp
Lợi ích của việc tư duy lạc quan giúp cho cuộc sống:
Chất lượng cuộc sống tốt hơn
Mức năng lượng cao hơn
Sức khỏe tâm lý và thể chất tốt hơn
Phục hồi nhanh hơn sau chấn thương hoặc bệnh tật
Tỉ lệ nhiễm cảm lạnh, trầm cảm thấp hơn
Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc tốt hơn
Nhịp cuộc sống dài hơn
Suy nghĩ tích cực không phải là phép thuật nên nó sẽ không thể làm cho mọi vấn đề của bạn biến mất. Những gì nó làm là giúp cho các vấn đề của bạn dễ dàng quản lý hơn và giúp bạn tiếp cận những khó khăn theo cách tích cực và giải quyết hiệu quả hơn.
LÀM SAO ĐỂ CÓ TƯ DUY TÍCH CỰC?
Bạn cũng sẽ sở hữu tư duy tích cực nếu rèn luyện bằng các kỹ thuật như nói chuyện tích cực hay sử dụng hình ảnh tích cực.
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn bắt đầu có thể giúp bạn rèn luyện bộ não cách suy nghĩ tích cực.
1. Tập trung vào những điều tốt đẹp
Những tình huống thử thách và trở ngại sẽ luôn là một phần của cuộc sống. Khi bạn phải đối mặt với một vấn đề nào đó hãy tập trung vào những điều tốt đẹp cho dù chúng có vẻ nhỏ nhặt hoặc tầm thường nhất.
Nếu bạn tìm kiếm điều tích cực, bạn luôn có thể tìm thấy tia sáng bạc lấp lánh trong những đám mây - ngay cả khi chúng không hiện ra rõ ràng. Ví dụ: Nếu ai đó hủy kế hoạch đã hẹn trước, thay vi bực mình và giận dỗi hãy tập trung vào cách giải phóng thời gian của bạn như xem một chương trình bạn thích hay thực hiện một hoạt động thể thao bạn đam mê,...
2. Thực hành lòng biết ơn
Thực hành lòng biết ơn đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng, nâng cao lòng tự trọng và thúc đẩy khả năng phục hồi ngay cả trong những thời điểm rất khó khăn. Hãy nghĩ đến những người, khoảnh khắc hoặc những điều mang lại cho bạn sự thoải mái hoặc hạnh phúc nào đó và bày tỏ lòng biết ơn của bạn ít nhất một lần mỗi ngày.
Điều này có thể là cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ một dự án, một người thân yêu đã rửa bát giúp bạn hoặc cảm ơn chú chó của bạn vì tình yêu thương vô điều kiện mà nó dành cho bạn.
Viết nhật ký biết ơn có thể cải thiện sự lạc quan và cảm giác hạnh phúc của bạn. Bạn có thể làm điều mỗi ngày. Viết cám ơn và ghi nhận lại danh sách những điều bạn biết ơn vào những ngày bạn gặp khó khăn.
3. Mở lòng với sự hài hước
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiếng cười làm giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Nó cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng và lòng tự trọng.
Cởi mở hơn bằng sự hài hước của bạn trong mọi tình huống, đặc biệt là những tình huống khó và cho phép bản thân được cười nhiều hơn. Điều này ngay lập tức làm dịu đi tâm trạng không tốt của bạn và làm cho mọi thứ có vẻ bớt khó khăn hơn một chút. Ngay cả khi bạn không cảm thấy hài hước, thử giả vờ hoặc ép bản thân cười để có thể thay đổi trạng thái, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
4. Dành thời gian với những người tích cực
Sự tiêu cực và tích cực đã được chứng minh là dễ lây lan vì vậy nên cân nhắc chọn những người mà bạn đang dành thời gian. Bạn có để ý khi mọi người cùng ngồi trong một căn phòng, một người có tâm trạng tồi tệ có thể kéo theo những người khác cũng cảm thấy giống như vậy? Vậy khi bạn ở cùng với một người tích cực cũng sẽ được lây lan cảm xúc như vậy.
Ở bên những người tích cực giúp cải thiện lòng tự trọng và tăng cơ hội đạt được mục tiêu. Hãy tạo ra xung quanh bạn những người sẽ nâng bạn lên và giúp bạn nhìn thấy mặt tươi sáng của cuộc sống.
5. Thực hành tự nói chuyện tích cực
Chúng ta có xu hướng tự làm khó mình nhất và trở thành nhà phê bình tồi tệ nhất của chính mình. Theo thời gian, điều này có thể khiến bạn hình thành một quan điểm tiêu cực khó có thể lay chuyển được. Để ngăn chặn điều này, bạn cần phải lưu tâm đến tiếng nói trong đầu và phản hồi bằng những thông điệp tích cực, còn được gọi là tự nói điều tích cực.
Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả một sự thay đổi nhỏ trong cách bạn nói chuyện với bản thân cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bạn khi bị căng thẳng.
Ví dụ: Thay vì nghĩ rằng “Tôi thực sự đã làm mọi thứ rối tung lên”, hãy thử “Tôi sẽ thử lại theo cách khác”.
6. Xác định các lĩnh vực tiêu cực của bạn
Hãy nhìn kỹ các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bạn và xác định những lĩnh vực mà bạn có xu hướng tiêu cực nhất. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi một người bạn hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy. Rất có thể, họ sẽ có thể cung cấp một số thông tin chi tiết. Đồng nghiệp có thể nhận thấy rằng bạn có xu hướng tiêu cực trong công việc. Vợ / chồng của bạn có thể nhận thấy rằng bạn đặc biệt tiêu cực khi lái xe. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng xử lý từng lĩnh vực một.
7. Bắt đầu mỗi ngày với một ghi chú tích cực
Bắt đầu mỗi ngày với điều gì đó phấn chấn và tích cực. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:
Nói với bản thân rằng hôm nay là một ngày tuyệt vời hoặc bất kỳ lời khẳng định tích cực nào khác.
Nghe một bài hát hoặc danh sách phát vui vẻ và tích cực.
Chia sẻ sự tích cực bằng cách khen ngợi hoặc làm điều gì đó tốt đẹp cho ai đó.
CÁCH SUY NGHĨ TÍCH CỰC KHI MỌI THỨ ĐANG DIỄN RA KHÔNG NHƯ Ý MUỐN Cố gắng tỏ ra tích cực khi bạn đang đau buồn hoặc gặp phải tình trạng đau khổ nghiêm trọng khác dường như là điều không thể. Trong những thời điểm này, điều quan trọng là bạn phải giảm bớt áp lực cho bản thân để tìm ra điều tích cực. Thay vào đó, hãy truyền nguồn năng lượng của bạn vào việc nhận được sự hỗ trợ từ những người khác. Suy nghĩ tích cực không phải là chôn vùi mọi suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực mà bạn có hoặc tránh những cảm giác khó khăn. Những điểm thấp nhất trong cuộc sống của chúng ta thường là những điểm thúc đẩy chúng ta tiếp tục và tạo ra những thay đổi tích cực. Khi trải qua khoảng thời gian như vậy, hãy xem bản thân như là một người bạn tốt cần được an ủi và nhận những lời khuyên đúng đắn. Bạn sẽ nói gì với "người bạn này"?
Bạn có thể thừa nhận cảm xúc của và nhắc nhở bạn thân rằng cô/anh ấy có quyền cảm thấy buồn hoặc tức giận trong hoàn cảnh của mình, sau đó đưa ra sự hỗ trợ với lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng mọi thứ sẽ tốt hơn.
Tác dụng phụ của suy nghĩ tiêu cực Suy nghĩ tiêu cực sẽ kéo theo nhiều cảm xúc không tốt đi cùng nó, chẳng hạn như bi quan, căng thẳng, có thể gây ra một số triệu chứng về thể chất và làm tăng nguy cơ bệnh tật và giảm tuổi thọ. Căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực khác kích hoạt một số quá trình trao đổi trong cơ thể chúng ta, bao gồm giải phóng hormone căng thẳng, trao đổi chất và chức năng miễn dịch. Căng thẳng trong thời gian dài làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể bạn, điều này cũng có liên quan đến một số hoặc các bệnh nghiêm trọng. Một số triệu chứng của căng thẳng bao gồm:
đau đầu
nhức mỏi cơ thể
buồn nôn
mệt mỏi
khó ngủ
Chế giễu, căng thẳng, tức giận và thù địch có liên quan đến nguy cơ cao hơn:
bệnh tim
đau tim
đột quỵ
sa sút trí tuệ
Khi nào cần tìm kiếm trợ giúp y tế Nếu bạn đang cảm thấy tiêu cực bởi những suy nghĩ tiêu cực và khó kiểm soát cảm xúc của mình, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn có thể được hưởng lợi từ trợ giúp y tế, chẳng hạn như tâm lý hoặc liệu pháp tích cực. Suy nghĩ tiêu cực dai dẳng có thể do một tình trạng tâm thần tiềm ẩn cần điều trị.
Nguồn: Healthline
Comments