top of page

Nên làm gì khi trẻ có TÍNH HIẾU THẮNG?

Một chút hiếu thắng trẻ con là điều bình thường. Khi trẻ lớn lên và phát triển nhiều khả năng, việc trẻ muốn thể hiện chúng và muốn được công nhận là điều đương nhiên.

Sự cạnh tranh có thể giúp con bạn tiếp tục vượt qua giới hạn của mình và xây dựng sự tự tin rất lớn. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn LUÔN MUỐN CHIẾN THẮNG? Làm thế nào bạn có thể giúp con đạt được sự cân bằng?

1. Việc Nên Làm:

  • Tập trung vào điều tích cực - Dù con thắng hay thua, hãy giúp trẻ học hỏi và phát triển từ kinh nghiệm. Khi bạn hỗ trợ và khuyến khích, con bạn có thể tham gia vào các hoạt động cạnh tranh mà không sợ bị thua.

  • Làm mẫu cách trở thành người chiến thắng hay người thua cuộc một cách lịch thiệp - Làm gương và chỉ cho trẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình - với tư cách là người chiến thắng hay thua cuộc. Khen ngợi những nỗ lực của con bạn và giúp chúng hiểu rằng điều quan trọng là cần tôn trọng những người tham gia khác và ngưỡng mộ những nỗ lực của họ.

  • Tìm kiếm cơ hội để dạy - Sử dụng những điều trẻ có thể quan sát, những câu chuyện hàng ngày diễn ra ở thế giới xung quanh trẻ để giúp con thấy được những mặt trái của sự hiếu thắng. Giúp con hiểu rằng quá hiếu thắng sẽ làm rạn nứt các mối quan hệ cá nhân hoặc chính con bị tổn thương nếu chỉ là người chiến thắng.

  • Hướng con bạn tập trung đúng vào việc cạnh tranh - Khen ngợi những nỗ lực trong quá trình của chúng chứ không phải kết quả. Giúp con kết nối thành công với việc nỗ lực hết mình và việc vượt trội hơn người khác sẽ không còn quá quan trọng đối với trẻ.

  • Để con bạn sống cuộc sống của riêng chúng - Cho phép trẻ chọn những hoạt động mà chúng muốn theo đuổi và muốn cạnh tranh ở cấp độ nào. Con có thể tự hào về những thành công của chính mình và học hỏi từ những thất bại của chính họ.


2. Những Điều Không Nên:

  • Không đo lường việc nuôi dạy con cái bằng thành tích của con bạn - Có thể bạn sẽ bị cám dỗ bởi những ý tưởng của riêng bạn đối với con và sống gián tiếp thông qua những thành tích của chúng. Nhưng việc đánh giá kỹ năng nuôi dạy con theo cách đó không tốt cho bạn và cũng không tốt cho con bạn. Con cái không nên là vật trang trí của cha mẹ.

  • Đừng để sự chấp thuận của bạn phụ thuộc vào thành công của trẻ - Không nên khiến con bạn cảm thấy rằng tình yêu của bạn phụ thuộc vào việc chúng giỏi hơn tất cả những người khác. Việc này vô tình tạo gánh nặng cho trẻ khiến chúng né tránh những hoạt động nào mà chúng cho rằng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến kỳ vọng của cha mẹ.

  • Không khuyến khích khoe khoang - Cẩn thận với cách bạn nói về thành tích của con bạn hoặc của chính bạn. Nếu trẻ nghe thấy chúng có thể học cách bắt chước điều đó. Dạy chúng tự hào về thành tích của mình với thái độ hợp lý.

  • Không thúc đẩy sự cạnh tranh - Điều này có vẻ vô tội, nhưng việc khuyến khích con bạn vào cuộc đua xem ai có thể dọn dẹp phòng nhanh hơn vô tình thúc đẩy sự cạnh tranh. Thay vào đó, bạn nên khen ngợi quá trình của con bạn - khen ngợi chúng về một điều gì đó cụ thể như "lần này phòng được dọn ngăn nắp hơn lần trước, sách vở con sắp xếp rất hợp lý".


Việc hiếu thắng quá mức có thể khiến con bạn coi mọi người là mối đe dọa và trở ngại cho mục tiêu của chúng. Nó cũng có thể khiến trẻ nghĩ rằng một thất bại duy nhất có thể khiến trẻ không thành công trong cuộc đời.

Vì vậy, hãy nói thật rõ ràng với con - cạnh tranh không phải là tất cả và chiến thắng không phải mục tiêu cuối cùng của cuộc sống! Việc nói chuyện với con luôn là cách tốt nhất để bạn hiểu được tâm tư của trẻ, giúp trẻ nhận ra ý nghĩa thật sự của thất bại hay chiến thắng.


Nguồn: Childteenfamilytherapy



0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page