Đã bao nhiêu lần bạn được thôi thúc “Hãy theo đuổi đam mê của mình?”
Khi khảo sát một lớp sinh viên MBA của Trường Kinh doanh Columbia, hơn 90% liệt kê “theo đuổi đam mê” là mục tiêu quan trọng cho công việc tương lai của họ.
Nhưng theo một cuộc khảo sát gần đây của Deloitte với 3.000 người lao động toàn thời gian tại Hoa Kỳ, chỉ 20% nói rằng họ thực sự đam mê công việc của mình. Nghiên cứu này cho thấy rằng nhiều người — trong chúng ta không biết cách theo đuổi đam mê của mình và do đó chúng ta không làm được như vậy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể Theo Đuổi Đam Mê tới Tận Cùng?
Nghiên cứu về niềm đam mê cho thấy rằng chúng ta cần hiểu ba điều chính:
Đam mê không phải là thứ người ta tìm thấy, mà nó là thứ cần được phát triển;
Theo đuổi đam mê của bạn là một thách thức, đặc biệt là khi động lực mất dần theo thời gian;
Đam mê cũng có thể khiến chúng ta lạc lối, do đó điều quan trọng là phải nhận ra giới hạn của nó.
Đừng chờ đợi để tìm thấy niềm đam mê của bạn
Một quan niệm sai lầm phổ biến về niềm đam mê là: Bạn có đam mê với điều gì đó hoặc không. Niềm tin này đang hạn chế, khiến chúng ta nghĩ về niềm đam mê như một thứ mà chúng ta tình cờ khám phá ra. Do đó, chúng ta có thể thử nhiều công việc khác nhau để tìm kiếm “sự phù hợp”.
Để theo đuổi đam mê tốt hơn, hãy thách thức định kiến của bạn rằng đam mê là thứ cần được khám phá. Thay vào đó, tập trung vào việc tích cực phát triển niềm đam mê. Ví dụ: bạn có thể sắp xếp công việc của mình để dành nhiều thời gian hơn khám phá những lĩnh vực mà bạn tò mò, có vẻ thích thú và làm việc với những người truyền cảm hứng cho bạn. Điều này giúp bạn khám phá ra chính mình. Cuối cùng, bạn thậm chí không nhất thiết phải theo đuổi đam mê trong công việc hàng ngày. Nếu công việc của bạn không cho phép bạn theo đuổi đam mê của mình, bạn có thể sắp xếp thời gian và không gian để theo đuổi các hoạt động mà bạn đam mê.
Tập trung vào điều bạn quan tâm chứ không phải điều thú vị
Một trong những cách phổ biến nhất mà chúng ta cố gắng theo đuổi đam mê của mình là chúng ta theo đuổi những gì mang lại cho chúng ta niềm vui và sự thoải mái.
Trong một nghiên cứu được đưa ra trong 10 năm qua tại 100 trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ và tìm ra những trường hợp mà các diễn giả cho sinh viên lời khuyên về cách theo đuổi đam mê của họ. Phần lớn lời khuyên tập trung vào việc “tập trung vào những gì bạn yêu thích”. Nhưng một số diễn giả khác đã mô tả việc theo đuổi đam mê là “tập trung vào những gì bạn quan tâm”.
Sự khác biệt rất tinh tế nhưng có ý nghĩa: tập trung vào những gì bạn yêu thích là kết hợp giữa việc đam mê điề bạn thích và khiến bạn hạnh phúc; trong khi tập trung vào những gì bạn quan tâm sẽ gắn đam mê với giá trị của con người bạn.
Sau đó với hàng trăm nhân viên, nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tin rằng "tập trung vào những điều bạn thích" ít có khả năng thành công trong việc theo đuổi đam mê và có khả năng bỏ việc sau 9 tháng là rất nhiều.
Tại sao làm theo những gì bạn quan tâm lại giúp bạn thành công hơn khi theo đuổi đam mê?
Trong tiếng Đức “Leidenschaft” - đam mê được dịch là “khả năng vượt khó”. Ở một nghiên cứu khác phát hiện ra niềm đam mê chỉ có liên quan yếu đến hiệu suất của nhân viên trong công việc của họ. Nhưng sự kết hợp giữa niềm đam mê và sự kiên trì — tức là mức độ mà nhân viên gắn bó với mục tiêu của họ ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh — có liên quan đến hiệu suất cao hơn.
Thực tế là niềm đam mê sẽ mất dần theo thời gian, vì vậy nếu bạn chỉ tập trung vào việc chạy theo niềm vui, bạn có thể không còn nỗ lực vì mất động lực, còn nếu bạn tập trung vào cách nó giúp bạn đạt được và thỏa mãn điều bạn quan tâm, tò mò thì bạn có thể duy trì niềm đam mê lâu dài hơn. Khi bạn theo đuổi đam mê của mình, điều quan trọng cần lưu ý là khả năng phục hồi, bởi vì theo đuổi đam mê là một quá trình liên tục — và đầy thử thách.
Vượt qua giới hạn của đam mê
Điều quan trọng là phải hiểu khi nào niềm đam mê không giúp ích cho bạn. Hãy tưởng tượng bạn đang trình bày một dự án tại nơi làm việc mà bạn đam mê. Việc thể hiện niềm đam mê chỉ có thể giúp ích cho bạn nếu 'khán giả' của bạn đã đồng ý với những gì bạn đang trình bày. Nếu không, niềm đam mê của bạn không hiệu quả trong việc thuyết phúc người khác.
Nhiều người trong chúng ta muốn theo đuổi đam mê của mình và các tổ chức thường khuyến khích điều này. Nhưng thực tế là chúng ta thường không biết cách làm chủ bản thân khi theo đuổi chúng. Xem niềm đam mê là bất tận có thể khiến bạn đi chệch hướng. Tỉnh táo và khôn ngoan nhận ra giới hạn đam mê giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình tốt hơn.
Nguồn:
Jon M. Jachimowicz -
Assistant Professor of Business Administration - Harvard Business School
Comments