Trên con đường đạt mục tiêu của bạn, bạn cố ngăn bản thân khỏi cám dỗ bằng ý chí nhưng không thành, đó là khi tính TỰ KỶ LUẬT của bạn thất bại.
Ví dụ bạn muốn giảm cân nhưng không thể tránh khỏi cám dỗ của những đồ ngọt, bạn cho phép mình "ăn một chút cũng chẳng sao". Hay bạn muốn dậy sớm để tập thể dục nhưng lại không thể duy trì việc dậy đúng giờ trong một thời gian dài, bạn lại tiếp tục lấy lý do "ngủ thêm một chút cũng được",...
Theo một nghiên cứu năm 2013 của Wilhelm Hoffman, những người có khả năng kiểm soát bản thân cao thường hạnh phúc hơn những người không có. Nhóm người tự kỷ luật có khả năng đối phó với các xung đột mục tiêu cao hơn, họ dành ít thời gian tranh luận xem có nên thực hiện những hành vi có hại cho sức khỏe của họ hay không và dễ dàng đưa ra những quyết định tích cực hơn. Bản thân người có kỷ luật không cho phép các lựa chọn của mình bị ảnh hưởng bởi sự bốc đồng hay cảm tính. Thay vào đó, họ đưa ra các quyết định sáng suốt, hợp lý hàng ngày mà không cảm thấy quá căng thẳng hoặc khó chịu.
Để nâng cao tính kỷ luật của bản thân, hãy thử 5 phương pháp đã được chứng minh sau đây để kiểm soát tốt hơn. Khi bạn TỰ KỶ LUẬT hiệu quả, cuộc sống của bạn sẽ tự do hơn, bạn đưa ra những lựa chọn lành mạnh chứ không phải những lựa chọn cảm tính. Hạnh phúc của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều này.
1. Loại bỏ những cám dỗ.
Loại bỏ mọi cám dỗ và phiền nhiễu khỏi môi trường của bạn là bước quan trọng đầu tiên khi làm việc để nâng cao tính kỷ luật của bản thân.
Nếu bạn đang cố gắng kiểm soát việc ăn uống của mình tốt hơn, hãy vứt bỏ đồ ăn vặt.
Nếu bạn muốn cải thiện sự tập trung của mình khi làm việc, hãy tắt điện thoại di động và loại bỏ những thứ bừa bộn trên bàn làm việc.
Nếu bạn thực sự gặp sự cố, hãy tải xuống ứng dụng để chặn các trang web gây mất tập trung - Facebook , Youtube, thậm chí là e-mail - trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Ăn uống điều độ và lành mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng đường trong máu thấp thường làm suy yếu quyết tâm của một người. Khi bạn đói, khả năng tập trung của bạn bị ảnh hưởng vì não của bạn không hoạt động ở mức cao nhất. Đói khiến bạn khó tập trung vào nhiệm vụ trước mắt, chưa kể còn khiến bạn trở nên cáu kỉnh và bi quan.
Để luôn đi đúng hướng, hãy đảm bảo rằng bạn được cung cấp đầy đủ năng lượng suốt cả ngày bằng các bữa ăn nhẹ và bữa ăn lành mạnh cứ vài giờ một lần.
3. Đừng đợi việc “cảm thấy đúng”.
Cải thiện kỷ luật bản thân có nghĩa là thay đổi thói quen bình thường của bạn, điều này có thể gây khó chịu và khó xử. Charles Duhigg, tác giả cuốn Sức mạnh của thói quen, giải thích rằng các hành vi thói quen được bắt nguồn từ một phần của não được gọi là hạch nền - một phần của não liên quan đến cảm xúc, khuôn mẫu và ký ức. Mặt khác, các quyết định được thực hiện ở vỏ não trước trán, một khu vực hoàn toàn khác. Khi một hành vi trở thành thói quen, chúng ta ngừng sử dụng các kỹ năng ra quyết định của mình và thay vào đó hoạt động trên chế độ lái tự động.
Vì vậy, phá bỏ một thói quen xấu và xây dựng một thói quen mới không chỉ đòi hỏi chúng ta phải đưa ra quyết định chủ động, đôi lúc chúng ta cảm thấy quyết định đó sai lầm. Bộ não của bạn sẽ chống lại sự thay đổi so với những gì nó đã được lập trình sẵn. Thừa nhận rằng sẽ mất một thời gian để chế độ mới của bạn làm quen với bộ não và trở thành một hành động, phản xạ tự nhiên.
Tìm hiểu thêm:
4. Lên lịch giải lao và tự thưởng cho bản thân.
Trong khi thực hành kiểm soát bản thân, hãy lên lịch giải lao, đãi ngộ và thưởng cụ thể cho mình.
Ví dụ khi bạn Ăn kiêng? Bạn sẽ ăn từ thứ 2 đến thứ 7, để chủ nhật là ngày nghỉ ngơi, bạn có thể ăn một chút bánh ngọt. Bạn đang kiểm soát chi tiêu của mình? Hãy cho phép bản thân chi tiêu một khoản nhất định tại trung tâm mua sắm vào Chủ nhật. (Để thẻ tín dụng ở nhà và chỉ mang theo tiền mặt).
5. Tha thứ cho bản thân và tiến về phía trước.
Thiết lập một lối suy nghĩ mới không phải lúc nào cũng chăm chăm đi theo kế hoạch. Bạn sẽ có những lúc thăng trầm, những thành công và những thất bại đồng hành. Điều quan trọng là tiếp tục tiến về phía trước. Khi bạn gặp phải thất bại, hãy thừa nhận điều gì đã gây ra nó và tiếp tục.
Con người rất dễ bị bao bọc bởi cảm giác tội lỗi, tức giận hoặc thất vọng, nhưng những cảm xúc này sẽ không giúp cải thiện kỷ luật bản thân. Thay vào đó, hãy sử dụng những sai sót trong kế hoạch của bạn như những kinh nghiệm học hỏi cho tương lai.
Hãy tha thứ cho bản thân và quay lại 'đường đua' càng sớm càng tốt. Bạn càng nghỉ ngơi lâu, bạn càng khó tiếp tục đi theo hướng tích cực.
Nguồn: Forbes
Comments