Ai cũng phải trải qua đôi câu chuyện buồn trong cuộc sống, có thể khiến bản thân rất đau đớn và cô lập. Nhưng chính những sự việc này cũng có thể mang đến cho ta những điều tốt đẹp và những thay đổi tích cực không thể ngờ đến.
1. Bạn trở nên có lòng trắc ẩn nhiều hơn và ít phán xét hơn.
Tự mình trải qua những nỗi đau có thể làm bạn trở nên dễ động lòng thương xót hơn cho những người cũng đang bị nỗi đau gặm nhấm từng ngày. Thông thường, khi chứng kiến sự khó nhọc của người khác; mọi người thường tìm lí do để đổ lỗi cho nạn nhân về hoàn cản của họ (ví dụ như “Anh ấy túng thiếu tiền bạc bởi vì anh ta đâu có siêng năng làm việc”; hay “Cô ấy ốm là bởi vì cô ấy cố làm việc nhiều quá và chẳng biết chăm sóc bản thân mình”; bằng kiểu đối xử, họ làm giảm đi sự thấu cảm của mình.
Như khi bạn đau khổ tận cùng, bạn trở nên dễ nhận ra mọi người đều rất dễ tổn thương; và những điều tệ hại luôn xảy đến với những người lương thiện. Niềm đau của người khác không còn là mối đe doạ; nhưng biến thành điều tốt đẹp và là nơi bắt đầu của sự kết nối và gắn kết với nhau.
2. Bạn nhận ra bạn mạnh mẽ nhiều hơn bạn nghĩ.
Khi mới đối mặt với một sự kiện tiêu cực, bạn có thể cho rằng; “Chẳng còn cách nào để tôi vượt qua chuyện này.” Nhưng bằng cách nào đó, từng ngày trôi qua; bạn vẫn cứ tiến lên phía trước; mặc kệ nỗi đau gặm nhấm bạn như thế nào. Một trong những điều mà khó khăn mang lại là cho bạn thấy sức mạnh thực sự của bạn là như thế nào; sức mạnh mà bạn chẳng hề biết bạn nắm giữ cho đến khi nó được tôi luyện.
Để chứng minh cho điều này, một nghiên cứu về dự báo cảm động (affective forecasting) chỉ ra rằng; chúng ta thường quá xem trọng mức độ tàn phá của những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống đối với chúng ta; và nó sẽ kéo dài trong bao lâu; mà quên mất rằng, chúng ta kiến cường hơn chúng ta nghĩ.
3. Bạn tìm ra người bạn đúng nghĩa.
Trong thời điểm khó khăn, có những mối quan hệ có thể trở nên sâu đậm hơn trong khi số khác lại hời hợt đi. Nhận ra ai là bạn tồi; người mà khi bạn cần nhất họ lại biến mất; có thể làm bạn đau lòng; nhưng đó cũng là cơ hội để bạn có cái nhìn trân trọng hơn cho những người luôn bên cạnh bạn; và cũng là để bạn tập trung năng lượng cho những mối quan hệ đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng thậm chí với những mạng lưới xã hội xa lạ hơn; những người mà bạn không thân thiết lắm lại trở nên mạnh mẽ để cùng bạn đứng lên chống lại nghịch cảnh; và họ cũng cực kì cảm thông với bạn trong những tình cảnh khó khăn như thế.
4. Bạn hiểu rõ hơn về những điều bạn muốn.
Thỉnh thoảng một cơn giông tố sẽ buộc bạn phải nhìn nhận lại toàn bộ cuộc sống của chính mình. Nó có thể buộc bạn phải tự hỏi chính mình liệu rằng điều bạn làm có đem lại cho bạn niềm vui thực sự; và bạn có được làm chủ thời gian của chính mình; hay dành thời gian với những người mà bạn mong muốn hay chưa.
Tự nhìn nhận lại mục đích sống có thể khiến bạn cảm thấy mâu thuẫn. Nhưng chính chúng lại có thể thúc đẩy bạn tạo ra những thay đổi tích cực; điều mà trước đây bạn tin rằng không thể thành hiện thực vì một nguyên do nào đó; sợ thất bại, lo sợ sự đánh giá của người khác hay chỉ đơn giản là sự ì ạch của hiện trạng trong bạn. Nhưng những nguyên do này không thực sự đáng bận tâm lắm khi thực tế là cuộc sống rất mong manh; và không thể đoán trước được.
5. Bạn tìm thấy niềm vui ở ngoài những nơi bạn chưa từng đến.
Khi thế giới trong bạn đảo điên, mọi thứ dường như tối sầm lại. Bạn cảm thấy thật khó khăn để tận hưởng những gì mà bạn đã từng tận hưởng trước đó. Nhưng thỉnh thoảng niềm vui lại khẽ chạm đến bạn theo cách bạn không ngờ đến nhất. Điều tốt đẹp từ niềm vui ấy làm bạn nhớ lại rằng dù cho bao niềm đau có xảy đến; thế giới này vẫn đẹp vô cùng.
Nguồn: Psychologytoday
Comentarios