Sức mạnh của tư duy tích cực quan trọng như thế nào? Nó có thể tạo ra hoặc phá vỡ một cá nhân.
Năm 1919, một họa sĩ biếm họa trẻ đầy tham vọng đã bị sa thải khỏi công việc của mình tại một tờ báo của Thành phố Kansas. Biên tập viên của anh ấy nói rằng anh ấy không đủ sáng tạo và nên xem xét làm việc ở nơi khác. Nếu người vẽ tranh biếm họa ngày ấy tin vào lời ông chủ của mình và nhượng bộ bằng suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ không có một Walt Disney như hiện tại.
Walt Disney đã có thể đã cân nhắc đến việc nghỉ việc hoặc theo đuổi một công việc khác, nhưng ông vẫn kiên trì. Anh tin rằng mình có những gì cần thiết để thành công và lắng nghe tiếng nói bên trong mình thúc giục anh tiếp tục cố gắng. Anh ấy đã sử dụng sức mạnh của suy nghĩ tích cực - tư duy khuyến khích anh ấy đi theo thành công thay vì khuất phục trong nỗi sợ hãi thất bại.
Bạn có thể áp dụng tư duy này và trải nghiệm tất cả những lợi ích của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống của chính mình.
SUY NGHĨ TÍCH CỰC LÀ GÌ?
Suy nghĩ tích cực là một thái độ cảm xúc và tinh thần tập trung vào những điều tốt đẹp và mong đợi những kết quả có lợi cho bạn. Đó có thể là dự đoán hạnh phúc, sức khỏe và thành công,... Rèn luyện bản thân để áp dụng một tư duy tích cực, đa chiều và nuôi dưỡng lòng biết ơn đối với thành công của chính bạn và của những người khác.
Sức mạnh của suy nghĩ tích cực quan trọng như thế nào?
Cách tư duy có thể tạo ra hoặc phá vỡ một cá nhân. Suy nghĩ của bạn ảnh hưởng đến hành động của bạn.
Hành động của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc bạn có thành công trong lĩnh vực của mình hay không, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng của các mối quan hệ cá nhân và cách bạn nhìn thế giới nói chung. Vì vậy, sức mạnh của tư duy tích cực không nên bị đánh giá thấp.
CÁCH KHAI THÁC SỨC MẠNH CỦA SUY NGHĨ TÍCH CỰC
Bạn muốn học cách suy nghĩ tích cực? Bước đầu tiên là nhận ra tất cả đều tùy thuộc vào bản thân bạn. Khi trở thành người làm chủ cảm xúc của mình, bạn luôn có thể xác định được tư duy của mình mà không bị ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài.
Chịu trách nhiệm về cách bạn suy nghĩ, hành động và cảm nhận cho phép mọi thứ trong cuộc sống của bạn vào đúng vị trí. Đôi khi bạn không thể kiểm soát các sự kiện xảy ra trong cuộc sống - nhưng bạn có thể kiểm soát cách bạn phản ứng với chúng. Một khi bạn trao quyền cho bản thân để thay đổi thì bạn đã sẵn sàng cho 5 cách này để nắm lấy sức mạnh của suy nghĩ tích cực.
1. Kiểm soát trạng thái của bạn
Bạn có nhận thấy rằng khi bạn có một ngày tồi tệ, ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ thể hiện điều đó không? Bạn ngã người trên ghế, bạn khó giao tiếp bằng mắt với người khác và làm những việc như khoanh tay khi cảm thấy không thoải mái,... Bạn ngừng lưu tâm và cho phép môi trường và hoàn cảnh kiểm soát bạn. Đây là cách khiến những người xung quanh biết rằng bạn đang bất an, tức giận hoặc buồn bã và muốn được ở một mình. Điều này tạo ra một vòng phản hồi, chính tư thế ủ rũ của bạn thúc đẩy cho tư duy tiêu cực của bạn.
Suy nghĩ tích cực liên quan nhiều đến hình thái cơ thể cũng như tư duy bộ não của bạn. Kiểm soát tâm sinh lý của bạn bằng cách tự hào về cách bản thân thể hiện ra ngoài và suy nghĩ tích cực.
Làm việc theo tư thế khiến cho những người xung quanh thấy được tín hiệu phi ngôn ngữ rằng bạn đang cảm thấy mạnh mẽ và tích cực, và sẵn sàng lắng nghe họ. Cố gắng loại bỏ những thói quen lo lắng, chẳng hạn như bồn chồn hoặc xoay tóc, ấp úng,... Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải quan sát bản thân; Ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng hãy đứng thẳng người lên. Khi bạn giữ cơ thể ở tư thế quyền lực, suy nghĩ tích cực sẽ có thể trôi chảy tự do hơn trong người bạn.
2. Điều chỉnh tư duy của bản thân
Điều chỉnh sinh lý của bạn chỉ là một phần của câu đố; điều quan trọng là phải nắm bắt được nguyên nhân tiêu cực đã có từ lâu bên trong bạn. Tư duy của bạn chi phối những suy nghĩ nào chảy qua đầu bạn cũng như cách bạn cảm nhận và phản ứng với từng suy nghĩ. Nếu tư duy của bạn không tốt, mọi thứ xung quanh bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Ví dụ, bạn đang ở sân bay và bị trì trệ vì phải đợi chờ khi làm thủ tục kiểm tra an ninh. Sau đó, tiếp viên hàng không cũng có thái độ và hành động thô lỗ với bạn. Một nhân viên hàng không khác tình cờ thấy được, xin lỗi và đề nghị đổi vé của bạn lên hạng thương gia.
Khi bạn đang ở trên máy bay, bạn có còn lo lắng về những phức tạp mà bạn phải đối mặt ở sân bay không hay bạn cảm thấy biết ơn vì chỗ ngồi rộng rãi và ly cocktail miễn phí của mình? Bạn có tự động trở lại sức mạnh của suy nghĩ tích cực hay suy nghĩ tiêu cực vẫn đang luẩn quẩn trong đầu bạn?
Bạn có thể chọn tập trung vào những tiêu cực hoặc mặt tích cực của điều này - và trong bất kỳ tình huống nào -, nhưng nếu bạn chọn tập trung vào những gì đang làm phiền bạn, nó sẽ bắt đầu tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Bạn cũng sẽ thu hút nhiều tình huống tiêu cực hơn - mọi người sẽ không thân thiện với bạn khi bạn cau có và có thể trở nên hận thù nhau. Bạn sẽ quên rằng bạn có thể trao quyền cho bản thân để giải quyết mọi tình huống và bắt đầu tin rằng suy nghĩ tích cực nằm ngoài tầm với của bạn. Bạn thậm chí có thể trừng phạt đối tác của mình hoặc những người khác vì đã không đáp ứng kỳ vọng của bạn, làm xói mòn các mối quan hệ và làm tăng thêm nhiều cay đắng.
Suy nghĩ tích cực bỏ qua những cơn thịnh nộ và sự bất tiện, cho phép bản thân tận hưởng khoảnh khắc và hiện diện trọn vẹn trong hiện tại. Bằng cách chọn tập trung một cách có ý thức vào những khoảnh khắc tích cực trong cuộc sống, bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh lại suy nghĩ của mình, nuôi dưỡng tư duy biết ơn và cởi mở hơn là tiêu cực và khép kín.
3. Nghiên cứu thói quen của bạn và bắt đầu hình thành thói quen mới
Bạn không thể hình thành thói quen mới và khai thác sức mạnh của suy nghĩ tích cực nếu bạn không biết về những thói quen hiện tại của mình.
Điều gì khiến bạn rơi vào vòng xoáy tiêu cực của sự thiếu tự tin?
Bạn có phản ứng với các tình huống một cách cởi mở hay bạn phòng thủ?
Vì sao?
Có lẽ bạn trở nên kích động bất cứ khi nào bạn bắt đầu nghĩ đến việc sẽ được thăng chức trong công việc. Bạn tính toán xem mình đã gắn bó với công ty bao lâu và bắt đầu suy nghĩ về lý do tại sao bạn vẫn chưa được thăng chức. Sếp của bạn có tính toán gì đó mà bạn không biết không? Hay có thể họ không nghĩ rằng bạn có khả năng thực hiện công việc. Bạn bắt đầu đặt câu hỏi 'Có lẽ bạn nên bỏ…?'
Hãy nghĩ về tất cả thời gian bạn đang lãng phí khi quay lại thói quen tiêu cực này. Sự thiếu tự tin hầu như luôn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi - thường là nỗi sợ thất bại. Thử một điều gì đó và thất bại dường như là điều không thể chịu đựng nổi, vì vậy lý trí của bạn nghĩ ra đủ loại lý do tại sao bạn thậm chí không nên nỗ lực. Nếu bạn nhượng bộ những suy nghĩ tiêu cực này, bạn có thể không thất bại nhưng bạn sẽ trì trệ, điều này còn tệ hơn. Như Tony Robbins có nói "Nếu bạn không phát triển, bạn đang chết." Nếu bạn thất bại, ít nhất bạn có thể học được điều gì đó. Nếu bạn trì trệ, bạn sẽ không có được gì hết.
Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì bị cuốn vào dòng suy nghĩ tiêu cực, bạn tái tập trung năng lượng của mình và phát triển thói quen trao quyền sử dụng suy nghĩ tích cực? Hãy ngăn chặn vòng xoáy của sự nghi ngờ bằng những suy nghĩ tích cực, bạn có thể chuyển sang nhớ lại những khẳng định tích cực. Bằng cách rèn luyện tâm trí của bạn để ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực và tạo ra những lời khẳng định tích cực nỗi sợ hãi sẽ không cai trị bạn nữa: Đó là sức mạnh của suy nghĩ tích cực.
Bài viết liên quan:
4. Lựa chọn và sử dụng từ ngữ của bạn một cách cẩn thận
Một thói quen cần thiết để suy nghĩ tích cực là chuyển đổi cách dùng từ của bạn. Những từ bạn chọn - cả trong cuộc trò chuyện và trong suy nghĩ của bạn - có tác động sâu sắc đến suy nghĩ của bạn.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tự trò chuyện tích cực giúp cải thiện trạng thái tâm lý, giúp mọi người điều chỉnh cảm xúc của mình và hơn thế nữa. Những từ bạn chọn trong cuộc trò chuyện ảnh hưởng đến cách người khác phản hồi với bạn, một lần nữa tạo ra một vòng phản hồi có thể tích cực hoặc tiêu cực.
Trước khi có thể chọn các từ khác nhau, bạn cần nhận ra những từ bạn đang sử dụng. Lưu ý cách bạn gắn nhãn và mô tả mọi thứ trong cuộc trò chuyện.
Bạn có thực sự “run sợ” về bài thuyết trình hay chỉ là "lo lắng"?
Bạn đang thực sự “tức giận” hay chỉ là "khó chịu" với một trong những thói quen xấu của ai đó?
Khi bạn nhìn lại vốn từ vựng của mình và sử dụng những từ ít mang tính cảm xúc hơn, bạn sẽ thấy tư duy của mình trở nên hòa hợp với suy nghĩ tích cực hơn.
Nhiều người cảm thấy hữu ích khi viết ra những từ tiêu cực mà họ thấy mình sử dụng trong suốt cả ngày.
Đối với mỗi từ tiêu cực, hãy viết một từ tích cực thay thế bên cạnh nó.
Hãy ghi nhớ những lựa chọn thay thế để sử dụng vào lần sau. Chỉ bắt đầu với một lĩnh vực trong cuộc sống gây ra suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như công việc hoặc tình trạng mối quan hệ của bạn. Nắm bắt chính mình trong khoảnh khắc đó và xây dựng từ thay thế mới cho tình huống tương tự.
5. Nhìn vào những người bạn ngưỡng mộ
Hãy nghĩ về một người nào đó có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của bạn. Đó có thể là một người bạn thân, một thành viên trong gia đình hoặc một người nào đó mà bạn chưa từng gặp, như một người nổi tiếng, vận động viên chuyên nghiệp hoặc doanh nhân nổi tiếng. Người đó sống theo những phương châm nào? Họ đã có thể mở ra cuộc sống đáng ngưỡng mộ nhờ thói quen tích cực nào?
Khi bạn cảm thấy bản thân đang rơi vào những thói quen tiêu cực và dường như không thể tìm ra cách suy nghĩ tích cực, hãy tìm một trích dẫn tích cực từ người mà bạn ngưỡng mộ. Đọc nó và xác định cách bạn có thể thể hiện nó tốt nhất. Bạn thậm chí có thể viết nó ra và đăng ở nơi nào đó bạn sẽ thấy nó thường xuyên. Nếu người bạn ngưỡng mộ là người mà bạn biết và coi như một người cố vấn thì càng tốt. Gọi điện thoại và nhờ họ chia sẻ một số suy nghĩ tích cực.
Suy nghĩ tích cực có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng suy nghĩ tích cực giúp bạn sống lâu hơn, giảm bớt sự cô đơn và hơn thế nữa. Khi bạn tập trung vào tiêu cực, bạn sẽ gặp nhiều tiêu cực hơn. Nhưng khi bạn tập trung vào điều tích cực, cả thế giới sẽ mở ra với bạn.
Đăng ký ngay những khóa học của Ubest Institute để trở Phiên Bản TÔI Tốt Đẹp Hơn!
Nguồn: Tony Robbins
Comments